Bài học: Xây dựng thành công từ những thất bại

Những lời khuyên của người khởi nghiệp Huỳnh Công Thắng đối với các bạn sinh viên:

OBSERVATION

Kỹ năng quan sát là điều đầu tiên chúng ta cần phải luyện tập. Ở đây tôi muốn nói đến quan sát bằng mắt, không phải quan sát bằng óc hay bằng cảm tính. Khi các bạn vào 1 buổi networking, các bạn có biết được ai là người quan trọng để tiếp cận không?

Các bạn muốn mở nhà hàng nhưng vào 1 quán phở thì quán đó rác dưới chân, nhân viên phục vụ không tốt, bàn thì chưa được lau sạch mà bạn không thấy bực mình thì bạn nghĩ bạn có mở hàng hàng bạn khá hơn không? Khi quan sát kỹ bạn sẽ thấy được rất nhiều điều thú vị mà bạn có thể làm để khởi nghiệp/ Ví dụ trường hợp quán phở trên bị vấn đề về vệ sinh và chăm sóc khách hàng không tốt mà bạn có quán phở ngon, chất lượng phục vụ tốt, sạch sẽ và an toàn thì bạn nghĩ bạn có bạn được không?

SELF DISCIPLINE

Kỹ luật bản thân là điều nói nghe rất dễ nhưng làm rất khó. Khi tự khởi nghiệp thì không ai kiểm tra thời gian làm việc bạn. Chính vì vậy nếu bạn không kỹ luật bản thân, hôm nay mệt nghỉ, mai chán ngủ nướng. Bạn làm chủ thì không phải chỉ làm cho bạn không mà làm vì nhân viên bạn nữa. Nếu bạn là sếp thì bạn phải làm gương cho nhân viên. Đặc biệt khi khơi nghiệp thì bạn phải là người giải quyết tất cả những vấn đề phát sinh từ công việc của bạn trong giai đoạn đầu.

Kỹ luật bản thân còn thể hiện ở cách biết đảm bảo cho thể chất tốt. Một trí óc linh hoạt mà cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi thì cũng không thể nào có năng suất tốt được. Dành ra mỗi ngày 30 phút để tập thể dục để có 1 cơ thể dẻo dai, từ sự kiện luật bản thân như thế thì chúng ta mới có thể vượt qua được những khó khăn trong kinh doanh 1 cách tốt hơn.

REJECTION CONFRONTATION

Khi bạn đã đầu tư vào 1 dự án hoặc bắt đầu khởi nghiệp, việc bị từ chối bất cứ lúc nào cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, là một doanh nhân, bạn luôn phải đối mặt với rất nhiều tin xấu, có thể từ các nhà đầu tư, từ doanh số bán hàng đi xuống hoặc do ít lượng truy cập vào trang thương mại điện tử của mình. Nếu bạn suy nghĩ về các vấn đề phải từ bỏ hoặc do cảm xúc thất thường, bạn sẽ không những bị tốn thời gian mà còn không học được bất cứ bài học kinh nghiệm nào.

Khi bắt đầu bỏ sỉ bình cho các cửa hàng, tôi bị từ chối ít nhất 30 cửa hàng để có 1 khách  hàng đầu tiên. Việc khách hàng từ chối là chuyện bình thường. Quạn trong hơn là khi bị từ chối chúng ta có tìm hiểu vì sao mình bị từ chối và cải tiện cho lần tiếp theo tiếp cận khách hàng hay không.

GOOD ATTITUDE

HUMBLE

Thực hành sự khiêm tốn. Khiêm tốn là một loại dưỡng chất tốt để nuôi dưỡng tâm hồn khoẻ mạnh. Khiêm tốn giúp chống lại cám dỗ vật chất, thói háo danh, thói khoe mẽ, và thoát khoác lác, chém gió nói phét đang là một căn bệnh ung thư của người Việt. Khiêm tốn còn tồn tại ở nhiều mặt, ví dụ như thanh niên trẻ hay ngồi lại nói xấu sếp, cho rằng sếp dốt, chuyện này thường không đúng. Rất nhiều thanh niên chê bai từ Ngô Bảo Châu, cho tới Võ Trọng Nghĩa, xem thường trí tuệ, tài năng của người khác, rồi hay tỏ ra ganh ghét, thích dìm hàng một người họ cả đời không gặp, chỉ vì họ nổi tiếng, hay thích chứng tỏ, một người như mình có thể còn hơn người ta, trong khi chạy ăn từng bữa nhưng cứ thích chê bai tài năng của người khác. Bọn này đông như quân Nguyên, bạn không nên tham gia vào hội này. Muốn vậy phải học cách khiêm tốn, nhẫn nhịn, nhường cho người khác cái phần thể hiện mà ai cũng muốn giành giựt, còn mình phải hiểu là thực lực đến từ nội lực chứ không phải những gì mình nói

ENGLISH SKILL

Học tiếng anh giống như tập thể dục. Để có được cơ bắp, chúng ta phải tập hàng ngày. Mỗi ngày nên dày 5 phút để rèn luyện tiếng anh, biến tiếng anh thành công cụ để phát triển chứ không phải thứ cản đường chúng ta. Thế giới càng lúc càng phảng vì vậy nếu các bạn không có tiếng anh tốt thì cơ hội nghề nghiệp cua các bạn sẽ bị hạn chế bởi bạn cùng lớp, cùng trường, khác trường, khác lớp, quốc gia khác, các bạn du học sinh và sinh viên nước ngoài.

DAILY READING

Người Việt đọc khoảng 1 quyển sách mỗi năm.

Đó là một trong những ý được ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam chia sẻ tại Đường Sách TPHCM chiều 18-12. Chúng ta ít khi đọc sách khi từ khi ra trường nhưng các bạn có biết: một người Việt Nam chi 2 USD mỗi năm để mua sách; một người Trung Quốc chi 10 USD và ở các nước phát triển thì bình quân mỗi người chi 200 USD mua sách hằng năm. Đọc sách là cách chúng ta thu lượm được kiến thức từ người khác. Ban đầu bạn có thể không giỏi về Marketing nhưng chịu khó tìm tòi học hỏi và đọc sách chúng ta có thể giỏi Marketing. Kỹ năng cũng vậy cần được rèn luyện hàng ngày.

PROMISE KEEPING

Giữ chữ tín. Phải nhất quyết bỏ ngay cái thói giờ dây thun. Luôn cố gắng đến sớm 15 phút trong tất cả mọi cuộc họp, gặp mặt, hay ăn chơi. Trừ những trường hợp bất khả kháng, thực sự thì nếu bạn sống ở HN hay SG thì các trường hợp bất khả kháng có thể thường xuyên xảy ra, như mưa ngập lụt, kẹt xe kinh hoàng, công việc bộn bề khiến cho việc giữ lời hứa trở nên rất khó, vì thế mới càng cần những người giữ chữ tín.

Một khi đã hứa với ai cái gì thì các bạn nên tập trung làm thật tốt để có thể thực hiện lời hứa mình tốt nhất.  Tôi từng giúp 1 bác Việt Kiều Pháp xây dựng đội ngũ và giấy tờ tại Việt Nam trong giai đoạn đầu, tôi làm rất tốt và không đòi hỏi gì cả. Sau đó nhờ bác mà tôi được gặp rất nhiều đối tác lớn. Chữ tín là điều chúng ta luôn luôn nhớ

Như vậy, Chúng ta cần chuẩn bị gì khi khởi nghiệp?

Tôi chỉ xin tóm tắt lại:

Đầu tiên là phải có ý tưởng, 1 giải pháp cho một vấn đề nào đó

Ý tưởng này tốt nhất nên được khảo sát tìm hiểu kỹ, ý tưởng đó có ai làm chưa? Làm rồi thì hiện tại người ta đã làm thế nào rồi, còn phần nào người ta chưa đụng tới? Nên chia sẻ ý tưởng ra để mọi người góp ý hoàn thiện hơn (Lưu ý chỉ nên nghe những phản biện mang tính xây dựng)

Thứ 2: Khách hàng chúng ta sẽ phục vụ có lớn không? Họ như thế nào? Sở thích gì? Họ có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ mình không? Khả năng họ chi trả thế nào? Thói quen họ ra sao?

Thứ 3: Kỹ năng và kinh nghiệm của bạn cũng như cofounder của bạn

Bạn có chuyên môn nào? Kinh nghiệm kỹ năng gì? Điều đó có giúp cho startup của bạn khác biệt và chạy nhanh hơn startup khác không?

Các bạn đồng sáng lập của bạn có bổ sung những kỹ năng mà bạn đang thiếu hay không? Nếu không thì bạn đó có khả năng thích nghi nhanh chóng không? Ví dụ về GetSpaces

Thứ 4 là về tài chính:

Các bạn ban đầu sẽ dùng tài chính từ đâu? Bản thân? Ngân hàng? Gia đình? Bạn bè? Hay các nhà đầu tư thiên thần

Thường thì các cofounders dùng tiền dành dụm để làm. Các bạn cũng nên tính luôn là trong bao lâu bạn sẽ dùng hết tiền dành dùng và trong bao nhiêu công ty sẽ hòa vốn và khi nào có nhà đầu tư và dòng tiền tiếp theo đổ vào sẽ đến từ đâu

Nếu bạn chưa thể biết chính xác khi nào bắt đầu thu lợi nhuận thì việc thiết lập và vận hành doanh nghiệp sẽ rất căng thẳng. Thu nhập của các doanh nghiệp nhỏ, kể cả các đơn vị làm việc độc lập, đều trong tình trạng lúc lên lúc xuống. Và khi bạn giới thiệu một sản phẩm mới, lợi nhuận có thể không đến ngay lập tức.

Làm sao để bạn vừa đảm bảo được yếu tố tài chính của bản thân và của doanh nghiệp là một việc rất quan trọng. Trong rất nhiều trường hợp, khoảng thời gian tốt nhất để chuẩn bị cho việc kinh doanh riêng là khi bạn vẫn đang sở hữu một công việc khác.

Thông điệp anh muốn truyền tải đến các bạn sinh viên thông qua câu chuyện là: “Chúng ta có thể có những dự án thất bại nhưng tuyệt đối không thể trở thành kẻ thua cuộc.”

ĐÀO HUỲNH